Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Thói quen cắn móng tay khiến bạn gặp phải 7 vấn đề sau

Không chỉ có trẻ em mà nhiều người lớn cũng giữ thói quen này. Tuy nhiên, đây là thói quen gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và còn gây mất thẩm mỹ cho đôi tay.




1. Nhiễm trùng nặng nề

Cắn quá nhiều có thể làm lộ làn da mỏng manh dưới móng, để nó tiếp xúc với vi khuẩn hoặc mầm bệnh từ trong miệng. Tình trạng phổ biến nhất là nhiễm trùng quanh móng, gọi là Paronychia, gây ra sưng, đỏ, đau, chứa đầy mủ. Nhiễm trùng có thể xảy ra trong nhiều tuần liền.

2. Nước bọt gây ăn mòn da

Tiến sĩ Friedman cho biết thành phần hóa học của nước bọt giúp phân hủy chất béo và các phân tử thực phẩm khác. Cùng với việc giúp bạn tiêu hóa, nó cũng có thể làm hỏng và làm nổi mụn đầu ngón tay nếu bạn liên tục nhai chúng trong miệng.

"Vì lý do tương tự, liếm môi có thể khiến chúng bị nứt. Nước bọt thật sự có thể gây ăn mòn da", tiến sĩ Friedman nói.

3. Gây bệnh đường tiêu hóa

Các vi khuẩn trên ngón tay theo vào miệng có thể gây nên nhiều điều tồi tệ. Bàn tay tiếp xúc với rất nhiều vi sinh vật, mầm bệnh và có xu hướng mắc kẹt dưới móng. Những tác nhân này theo vào miệng dẫn đến nguy cơ gây những bệnh cảm thông thường cho đến bệnh đường tiêu hóa, dạ dày.

4. Hỏng móng

Tiến sĩ Friedman giải thích móng tay chứa một lớp tạo sinh liên tục gọi là "ma trận". Cắn móng có thể làm hỏng ma trận này, dẫn đến quá trình mọc hoặc tăng trưởng móng bị ảnh hưởng.

5. Mụn cơm trên mặt

Virus HPV gây mụn cơm (mụn cóc) có thể ẩn nấp dưới móng tay. Chạm mặt hoặc miệng vào những móng chứa mầm bệnh có thể dẫn đến mụn cơm trên mặt và cổ.

6. Herpes tay

Herpes ở miệng có thể lây nhiễm virus qua các ngón tay. Điều này có thể dẫn đến sốt, nóng đau và ngứa ran ngón tay. Sau 1-2 tuần có thể phát triển các vết loét chứa dịch hoặc máu.

7. Vấn đề về răng

Cắn móng tay có thể gây tổn thương răng như biến dạng, sứt mẻ răng, viêm nướu răng, răng mọc lộn xộn...



EmoticonEmoticon